a. Lịch sử hình thành:Xã có tên chữ là Cổ Dũng, tên Nôm là Làng Giống, thuộc Huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, là vùng quê được hình thành từ lâu đời (giai đoạn Lý- Trần). Cổ Dũng đã từng là Trị sở của Phủ Kinh Môn và Phủ Kiến Thụy ( Dư địa chí Hải Dương, tập I, trang 14). Đầu thế kỷ 19 Cổ Dũng thuộc Tổng Lai Vu, huyện Kim Thành, Phủ Kinh Môn
Từ năm 1946 trở về trước xã có Đình Giống là nơi thờ Thành Hoàng, có Lễ hội Làng Giống. Thành Hoàng là người Cổ Dũng họ Nguyễn, húy là Gia tên chữ là Lộc, sinh ngày Mùng một, tháng Giêng năm Giáp Ngọ (1234), mất ngày 12 tháng 3 năm Kỷ Tỵ ( 1329), Người có công chiêu mộ dân binh cùng Trần Hưng Đạo đánh giặc Nguyên Mông, khi qua đời được Vua Trần phong Phúc Thần, nhân dân tôn Thành Hoàng làng. Đình Làng lập nên, Lễ hội Làng có từ đấy. Do Đình nằm trên sát Quốc lộ 5 nên khi thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ 2. Năm 1948 theo lệnh của Ủy ban kháng chiến Huyện, Đình Giống phải tiêu thổ kháng chiến không cho giặc làm nơi đồn trú, càn quét.
Trong 9 năm kháng chiến thực dân chống Pháp, Cổ Dũng là địa bàn trọng yếu, tranh chấp đấu tranh giữa Ta và địch. Chi bộ đã lãnh đạo nhân dân phối hợp với bộ đội tham gia kháng chiến, đánh Đồn Thôn Giữa, đánh Bốt Miếu Cả, đánh mìn Đường 5, diệt tề, trừ gian, đánh trận Ly gián (1951), góp phần làm nên Tiếng sấm Đường 5. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ chính quyền đã lãnh đạo nhân dân xây dựng CNXH, phong trào Hợp tác hóa, Nông nghiệp. Năm 1965 đạt năng xuất 5 tấn thóc / Ha, được Nhà nước tặng huân chương lao động Hạng ba; chi viện cho tuyền tuyến trên 3000 tấn lương thực, hàng trăm tấn thực phẩm, 995 người con ưu tú đã lên đường đi chiến đấu. Trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, xã Cổ Dũng có 100 người là liệt sỹ, 3 “Mẹ Việt Nam anh hùng. Đảng bộ và nhân dân Cổ Dũng được Nhà nước tặng 1 huân lao động hạng hai, 1 huân chương lao động hạng ba.
b. Điều kiện tự nhiên, xã hội: Xã Cổ Dũng, nằm ở trung tâm Khu A của huyện Kim Thành, Quốc lộ 5A và đường sắt Hà Nội- Hải Phòng đi qua trên địa bàn dài 1,8 Km, chia xã thành 2 phần : phía Bắc nhỏ và phía Nam lớn. Tổng diện tích tự nhiên: 4,12km2, dân số 5.992 người, mật độ dân số 1.454km2; phía Đông giáp xã Tuấn Hưng, phía Bắc giáp xã Thượng Vũ, phía Tây giáp xã Cộng Hòa thuộc Huyện kim Thành, phía Nam giáp sông Rạng, ranh giới tự nhiên giữa 2 huyện Kim Thành và Thanh Hà.
c. Di tích, thắng cảnh: Lễ hội Đình làng Giống được khôi phục và tổ chức từ năm 2005, các hoạt động lễ hội trong 2 ngày ( ngày 11 - 12 tháng 2 âm lịch). Năm 2011 Đình làng được khôi phục xây dựng và lễ hội làng Giống được tổ chức tại Đình làng. Trên địa bàn xã còn một Đình Vuông với 9 gian ở Thôn Bắc, do không có kinh phí tu sửa, có thể sụp đổ, nên Đình phải rỡ bỏ năm 1978. Xã Cổ Dũng còn có một Chùa tên là Linh Ứng tự.
d. Tiềm năng phát triển kinh tế và những thành tựu nổi bật: Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên trục đường Quốc lộ 5, Cổ Dũng có tiềm năng phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp với Làng nghề Mộc truyền thống và phát triển kinh doanh dịch vụ vận tải, cơ khí nhỏ và sửa chữa ô tô – xe máy….
Xây dựng Nông thôn mới, toàn bộ trục chính đường giao thông nội đồng được bê tông hóa, kiên cố hóa 8,35/9,6 km kênh mương, đã hoàn thành 19 km đường giao thông nông thôn. Năm 2000 trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn I, năm 2012 trường THCS đạt chuẩn quốc gia, phong trào khuyến học khuyến tài, quỹ khuyến học được xây dựng từ năm 1995. Xã chuẩn Quốc gia về y tế năm 2000, được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng 3 về phát triển sự nghiệp Giáo dục.
Năm 2013 tăng trưởng kinh tế đạt 14,2%, thu nhập bình quân 29,1 triệu đồng/ người/ năm. Hộ nghèo giảm theo tiêu chí mới còn 3,9%. Thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới đạt 16/19 tiêu chí.
đ. Đơn vị hành chính: Xã được chia thành 3 Thôn: Thôn Đông ( Giống Đông); Thôn Giữa (Giống Giữa); Thôn Bắc (Giống Bắc),