Đăng nhập

Cổng thông tin điện tử Huyện Kim Thành

23/4/2023  |  English  |  中文

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

...

Ngày 23/9/2021, UBND tỉnh HD ban hành Quyết định số 2788/QĐ-UBND Về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, nhiệm vụ quy hoạch điều chỉnh gồm các nội dung chính:

1. Nội dung quy hoạch:

1.1. Vị trí, quy mô ranh giới quy hoạch:

Quy hoạch xây dựng vùng huyện Kim Thành được lập trên phạm vi diện

tích tự nhiên của huyện Kim Thành 11.506,96ha (bao gồm 01 thị trấn và 17 xã).

Ranh giới quy hoạch có tiếp giáp:

- Phía Bắc: giáp thị xã Kinh Môn;

- Phía Nam: giáp huyện An Lão - thành phố Hải Phòng;

- Phía Đông: giáp huyện An Dương - thành phố Hải Phòng;

- Phía Tây: giáp huyện Nam Sách, TP Hải Dương và huyện Thanh Hà.

1.2. Tính chất quy hoạch vùng huyện:

- Là vùng huyện của tỉnh Hải Dương, định hướng phát triển toàn diện công nghiệp - nông nghiệp - đô thị - dịch vụ, với công nghiệp là mũi nhọn, có tính chất dẫn dắt cho sự phát triên kinh tế xã hội. Ưu tiên thu hút các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ và công nghiệp chế biến; dịch vụ, thương mại; các ngành nghề phụ trợ: chế biến nông sản...

- Là vùng có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa phía Đông Bắc của tỉnh Hải Dương. Đầu mối giao thông trung chuyển, giao lưu kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương với thành phố Hải Phòng.

1.3. Các chỉ tiêu dự báo phát triển vùng:

a) Dự báo tăng trưởng kinh tế:

- Đến năm 2030: Tổng sản phẩm (GRDP) tăng 11% - 11,5%/năm. Cơ cấu lao động trong ngành Nông, lâm, thủy sản - Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ tương ứng 11,2% - 61,3% - 27,5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 110 tr.đ/ng/năm.

- Đến năm 2050: Giữ vững tăng tưởng ổn định mục tiêu 12%/năm. Cơ cấu lao động trong ngành Nông, lâm, thủy sản - Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ tương ứng 11% - 55% - 34%.

b) Dự báo phát triển dân số, lao động:

- Dân số hiện trạng toàn huyện năm 2020: 138.835 người.

+ Dự báo đến năm 2030 dân số toàn huyện khoảng 170.000 người, trong

đó dân số đô thị khoảng 85.500 người, chiếm tỷ lệ 50,29%.

+ Dự báo đến năm 2050 dân số toàn huyện khoảng 210.000 người, trong

đó dân số nội thị khoảng 110.500 người, chiếm tỷ lệ 52,38%.

- Dự kiến lực lượng lao động chiếm 60% - 65% tổng dân số toàn huyện.

1.4. Định hướng phát triển không gian vùng:

a) Định hướng phát triển đô thị:

Quy hoạch và phát triển hệ thống đô thị đồng bộ với sự phát triển kinh tế - xã hội, dự kiến phát triển các đô thị mới phù hợp theo định hướng chung của huyện, của tỉnh theo từng giai đoạn như sau:

- Giai đoạn đến năm 2030: trong đó đến năm 2025 nâng cấp 02 xã Cộng Hòa và Đồng Cẩm lên đô thị loại V; giai đoạn 2026-2030 nâng cấp đô thị Phú Thái mở rộng là đô thị loại IV và nâng cấp 03 xã Lai Vu, Cổ Dũng và Kim Đính lên đô thị loại V. Tổng số đô thị toàn huyện đến năm 2030 là 6 đô thị.

- Giai đoạn 2030-2050: nâng cấp xã Tuấn Việt lên đô thị loại V, nâng

tổng số đô thị toàn huyện Kim Thành lên 7 đô thị.

b) Định hướng tổ chức không gian vùng:

- Huyện Kim Thành phát triển lấy trung tâm là đô thị Phú Thái mở rộng và phát triển 02 chuỗi đô thị vệ tinh về phía Tây và phía Nam huyện thành những cực tăng trưởng mới cho mỗi vùng gồm: vùng phát triển dọc theo QL5 gồm Lai Vu - Cộng Hòa - Cổ Dũng - Tuấn Việt (Ưu tiên phát triển Công nghiệp gắn với phát triển Đô thị và dịch vụ); Vùng phát triển dọc theo QL17B gồm Đồng Cẩm - Kim Đính (Đồng Cẩm phát triển Công nghiệp gắn với phát triển đô thị và dịch vụ; Đô thị Kim Đính ưu tiên phát triển đô thị, du lịch văn hóa và nông nghiệp sinh thái); Các vùng đô thị này phát triển mở rộng ra xung quanh theo các đường giao thông chính, hình thành các khu chức năng đô thị như công nghiệp, dịch vụ và dân cư đô thị mới...; Hệ thống cơ sở hạ tầng tạo ra thế tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững cho Kim Thành trong tương lai.

- Định hướng phát triển không gian theo 5 vùng:

+ Vùng 1: Vùng phát triển đô thị trung tâm là Trung tâm hành chính, văn

hóa- xã hội, dịch vụ, thương mại, hệ thống công trình công cộng đô thị;

+ Vùng 2: Vùng phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ thương mại.

+ Vùng 3: Vùng phát triển đô thị, du lịch văn hóa và nông nghiệp sinh thái.


+ Vùng 4: Trục sông Rạng phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm.

+ Vùng 5: Vùng nông nghiệp chất lượng cao.

- Định hướng phát triển theo các trục hành lang kinh tế: Phát triển theo 2 trục hành lang kinh tế chính, gồm:

+ Trục hành lang kinh tế Đông - Tây: Trục phía Bắc phát triển theo dải dọc Quốc lộ 5, nâng cao tính kết nối với các huyện và các tỉnh lân cận, định hướng là trục công nghiệp, dịch vụ. Trục phía Nam kết nối huyện Thanh Hà qua huyện Kim Thành đi thành phố Hải Phòng, chủ yếu lưu thông hàng hóa giữa Hà Nội - Hải Phòng.

+ Trục hành lang kinh tế Bắc - Nam: Phát triển theo dải hành lang Quốc lộ 17B liên kết Kim Thành theo tuyến hành lang đường liên tỉnh, định hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng hiện đại, nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản xuất khẩu; Phát triển các khu đô thị mới.

c) Định hướng quy hoạch mạng lưới dân cư:

- Khu dân cư đô thị:

+ Khu vực trung tâm huyện: dân cư phát triển mới chủ yếu nằm phía Nam QL5, phát triển xen kẽ với khu dân cư hiện hữu với các khu vực mở rộng Kim Xuyên, Ngũ Phúc và Kim Liên. Phát triển đô thị theo hướng xanh - sinh thái, đô thị thông minh - hiện đại, có môi trường sống tốt cho cư dân đô thị.

+ Khu vực phía Tây: Được xác định phát triển Công nghiệp nên các khu dân cư phát triển mới chủ yếu gắn với phát triển công nghiệp và dịch vụ.

+ Khu vực phía Nam: Dân cư phát triển tập trung tại các khu vực đô thị Kim Đính - Đồng Cẩm và 2 xã lân cận Bình Dân và Tam Kỳ, là vùng dự kiến thành lập mới các Khu, Cụm công nghiệp kết nối các KCN Tràng Duệ, KCN An Dương, KCN Nomura của thành phố Hải Phòng, thu hút nguồn nhân lực lớn, cần quy hoạch quỹ đất ở và các khu đô thị đủ lớn đảm bảo nhu cầu phát triển;

- Khu dân cư nông thôn:

Giai đoạn tiếp theo đầu tư xây dựng các xã trong huyện nhằm nâng cao chất lượng 18 tiêu chí xã nâng thôn mới nâng cao và các tiêu chí huyện nông thôn mới. Đến năm 2025, 100% các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và tiếp tục xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp xây dựng huyện nông thôn mới phát triển bền vững, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Quy hoạch đầu tư đồng bộ các công trình hạ tầng, phát triển các điểm dân cư theo các cụm dân cư trong thôn và tại khu vực dọc đường huyện, trục liên xã kết hợp với các điểm dịch vụ thương mại, công nghiệp... tăng cường mật độ cây xanh, xây dựng các công trình theo kiến trúc truyền thống. Tổ chức các khu ở mới bám sát cấu trúc làng xã hiện hữu. Tổ chức các khu ở công nhân trong xã giáp các không gian phát triển công nghiệp.

d) Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội:

- Hệ thống công trình giáo dục, y tế:

+ Duy trì, cải tạo mở rộng các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, tiểu học, phổ thông; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới các hoạt động giáo dục đào tạo đảm bảo 100% các trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất.

+ Quy hoạch mới và cải tạo các công trình y tế của huyện, của xã đảm bảo theo tiêu chuẩn, 100% trạm y tế xã trong huyện được cải tạo nâng cấp hoặc xây mới đảm bảo đạt chuẩn. Nâng cao chất lượng Y tế, khuyến khích xã hội hóa ngành y tế để phát triển hệ thống y tế công lập và ngoài công lập.

- Hệ thống công trình văn hóa - thể dục thể thao:

+ Đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa thể dục thể thao của huyện tại thị trấn Phú Thái để phục vụ nhu cầu nhân dân. Quy hoạch và xây dựng khu công viên quảng trường trung tâm tại thị trấn Phú Thái.

+ 100% các xã có khu văn hóa - thể thao đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao và 100% các thôn có nhà văn hóa - khu thể thao.

e) Định hướng các ngành và lĩnh vực chủ yếu:

- Định hướng phát triển công nghiệp:

Phát triển công nghiệp theo chiều sâu và nâng cao chất lượng hiệu quả thu hút đầu tư, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, sử dụng công nghệ mới, thân thiện môi trường, công nghiệp có giá trị gia tăng cao, công nghiệp hỗ trợ - logistic. Quy hoạch phát triển các Khu, cụm công nghiệp phải gắn liền với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo yêu cầu trước mắt và lâu dài cũng như bố trí quỹ đất có thể mở rộng trong tương lai.

Dự kiến đến năm 2030 tổng diện tích đất công nghiệp toàn huyện tăng lên khoảng 1.421,5ha và đến năm 2050 khoảng 1.841,5ha, với các khu vực phát triển đất công nghiệp mới như: Phía Tây tại các xã Thượng Vũ, Cổ Dũng, Tuấn Việt 164,98ha; Tại các xã Cộng Hòa, Cổ Dũng, Tuấn Việt, Kim Xuyên 520ha (gồm 02 khu 250ha và 270ha); Khu vực trung tâm huyện tại xã Phúc Thành 95ha, tại Kim Liên 50ha (Thu mua và chế biến nông sản); Phía Nam tại xã Kim Đính 110ha (Thu mua và chế biến nông sản), xã Liên Hòa, Đại Đức 540ha.

- Định hướng phát triển nông nghiệp:

Phát triển nông nghiệp huyện gắn với sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ vào trong sản xuất, tạo đột phá trong sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất an toàn, phát triển bền vững; thúc đẩy mở rộng vùng sản xuất tập trung quy mô lớn với thế mạnh truyền thống chủ lực là sản phẩm Rau dưa, củ đậu… tại các xã Đồng Cẩm, Kim Tân, Bình Dân, ưu tiên phát triển sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm để tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường;

Quy hoạch đất nông nghiệp theo từng giai đoạn:

+ Giai đoạn 2030 dự báo tổng diện tích đất nông nghiệp còn 4.220ha

(giảm 2.049ha). Duy trì diện tích đất trồng lúa khoảng 2.830ha.

+ Giai đoạn 2030-2050 dự báo diện tích đất nông nghiệp còn 2.825ha

(giảm 1.395ha). Duy trì diện tích đất lúa khoảng 1.460ha.

Trong đó, quy hoạch vùng trồng giống lúa đặc sản nếp cái hoa vàng, nếp xoắn, nếp quýt tại xã Kim Xuyên và một phần xã Ngũ Phúc khoảng 75ha, vùng trồng lúa cho năng xuất chất lượng cao trồng tại các xã Thượng Vũ, Tuấn Việt, Ngũ Phúc, Kim Tân. Hình thành 07 vùng tập trung chuyên canh rau màu gồm: rau màu, hành, tỏi, dưa, củ đậu... được trồng chính vụ trong năm, xen canh trồng lúa; phát triển 02 vùng chính trồng cây ăn quả tại xã Tuấn Việt và Kim Đính; Vùng nuôi trồng thủy sản quy hoạch thành 05 vùng lớn với tổng diện tích khoảng 390ha, tại các xã Thượng Vũ, Kim Tân, Kim Đính, Bình Dân - Liên Hòa, Đại Đức - Tam Kỳ, với các sản phẩm là nuôi cá (trong ao, lồng bè trên sông), rươi cáy...; Quy hoạch 03 vùng chăn nuôi tập trung lớn dự kiến 2- 3 khu/vùng, quy mô từ 5,0 – 10,0 ha/khu tại các xã Cổ Dũng, Thượng Vũ, Tuấn Việt; Ngũ Phúc, Kim Tân, Kim Đính, Bình Dân, Liên Hòa...; Quy hoạch 03 điểm giết mổ tập trung (bán công nghiệp loại II) tại các xã Cổ Dũng, Kim Anh và Tam Kỳ (quy mô từ 0,5 - 1,0ha).

- Định hướng phát triển thương mại dịch vụ:

+ Xây dựng thị trấn Phú Thái thành trung tâm thương mại dịch vụ của khu vực, phát triển dịch vụ thương mại theo các chuỗi đô thị. Nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ như: dịch vụ viễn thông, tài chính - tín dụng, thương mại điện tử, văn hóa giải trí và lưu trú, đặc biệt phát triển ngành dịch vụ kinh doanh vận tải - logistic.

+ Cải tạo, xây vị trí mới duy trì 14 chợ hạng 3; 01 chợ hạng 2; phát triển

thêm 05 chợ mới tại các xã Đại Đức, Kim Xuyên, Tam Kỳ, Thượng Vũ và khu chợ thương mại dịch vụ xã Tuấn Việt. Tập trung xây dựng mới hệ thống siêu thị và phát triển các cửa hàng OCOP. Nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ như: dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, dịch vụ sửa chữa, dịch vụ vận tải, logistics, văn hóa giải trí và lưu trú...

+ Định hướng phát triển du lịch, bảo tồn: Phát triển du lịch huyện gắn chặt với hoạt động du lịch của tỉnh mà Kim Thành đóng vai trò là trung gian kết nối và tham gia vào chuỗi tham quan du lịch phía Đông của tỉnh gồm: thị xã Kinh Môn (đền Cao An Phụ- Kính Chủ- chùa Nhẫm Dương) - Thanh Hà (du lịch sinh thái Sông Hương kết hợp với lễ hội vải thiều...), đồng thời là điểm du lịch gắn kết giữa du lịch của tỉnh với du lịch của 2 địa phương lân cận như Hải Phòng, Quảng Ninh; Mở rộng liên kết với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng để phát triển du lịch, đẩy mạnh du lịch theo chuỗi kết nối.

1.5. Dự báo quy hoạch sử dụng đất toàn huyện

TT

Mục đích sử dụng đất

Hiện trạng

QH năm

2030

QH năm

2050

ha

ha

ha

 

Tổng Diện tích tự nhiên

11.506,96

11.506,96

11.506,96

A

Đất nông nghiệp

6.269,57

4.220,00

2.825,00

1

Đất trồng lúa

4.516,33

2.830,00

1.460,00

2

Đất trồng cây lâu năm

752,65

380,00

275,00

3

Đất nuôi trồng TS

532,59

440,00

390,00

4

Đất nông nghiệp, trồng cây hàng năm khác

468,00

570,00

700,00

B

Đất phi nông nghiệp

5.235,48

7.286,96

8.681,96

1

Đất ở hiện trạng

1.862,64

1.862,64

1.862,64

2

Đất khu ở mới

0,00

820,36

1.495,36

3

Đất công nghiệp, cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

634,23

1.871,50

2.344,50

3.1

Đất công nghiệp

361,52

1.421,50

1.841,50

3.2

Cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

272,71

450,00

503,00

4

Đất thương mại dịch vụ

65,66

240,55

275,55

5

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình

sự nghiệp

134,30

162,50

200,30

6

Đất có mục đích công cộng (giao thông,

thủy lợi, năng lượng…)

1.491,62

1.579,95

1.790,10

7

Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng

37,30

40,00

40,00

8

Đất an ninh, quốc phòng

11,50

15,10

15,10

9

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

113,07

131,10

142,20

10

Sông ngòi, kênh rạch

843,70

530,70

490,70

11

Mặt nước chuyên dùng

37,95

29,05

22,00

12

Đất phi nông nghiệp khác

3,51

3,51

3,51

C

Đất chưa sử dụng

1,91

0,00

0,00


1.6. Định hướng quy hoạch hệ thống kỹ thuật hạ tầng:

a) Chuẩn bị kỹ thuật – thoát nước mặt:

- Khống chế cốt san nền các khu vực quy hoạch mới phù hợp với cốt hiện trạng của khu vực, phù hợp với từng loại khu chức năng, cao độ từ +2,6m÷3,5m.

- Hệ thống thoát nước mặt của huyện Kim Thành phân làm 4 lưu vực

chính:

+ Lưu vực 1: Toàn bộ phần diện tích phía Bắc Quốc lộ 5 (gồm các xã Lai

Vu, Cộng Hòa, Thượng Vũ, Tuấn Việt, Cổ Dũng, Kim Liên, thị trấn Phú Thái) tiêu thoát ra sông Rạng và sông Kinh Môn qua 3 trạm bơm Tuần Mây, Tuấn Hưng và Kim Lương.

+ Lưu vực 2: Phần diện tích phía Nam Quốc lộ 5 gồm các xã Cộng Hòa, Cổ Dũng, Tuấn Việt và Kim Xuyên, tiêu thoát nước ra sông Rạng qua trạm bơm Kim Xuyên.

+ Lưu vực 3: Phần diện tích phía Nam của Quốc lộ 5 thuộc các xã Kim Xuyên, Ngũ Phúc, Kim Liên và thị trấn Phú Thái. Tiêu thoát nước tự nhiên ra hệ thống sông Bằng Lai, Quảng Đạt, về mùa mưa tiêu thoát cưỡng bức thông qua trạm bơm Ngũ Phúc, trạm bơm Kim Lương B.

+ Lưu vực 4: Bao gồm toàn bộ phần diện tích phía Nam còn lại của huyện thuộc địa phận các xã: Kim Đính, Kim Tân, Bình Dân, Đồng Cẩm, Đại Đức, Tam Kỳ, Liên Hòa được tiêu thoát nước cưỡng bức qua các trạm bơm chính gồm trạm bơm Kim Đính, trạm bơm Đại Đức, trạm bơm Tam Kỳ tiêu thoát ra sông Rạng và sông Lạch Tray.

b) Giao thông:

- Giao thông đối ngoại:

+ Quốc lộ 5 duy trì đường cấp II, mở rộng đường gom phía Nam đoạn từ

xã Cộng Hòa đến hết địa phận xã Kim Liên (đi song song với đường sắt cũ).

+ Quốc lộ 17B, Tỉnh lộ 389: Quy hoạch, nâng cấp quy mô đường cấp III; đoạn ngoài khu dân cư lộ giới 70m (gồm cả đường gom), đoạn qua khu dân cư lộ giới 25m.

+ Tỉnh lộ 390E: Nắn một số đoạn ra ngoài khu dân cư quy mô đường cấp III đồng bằng, lộ giới 45m, đoạn còn lại qua khu dân cư cải tạo mở rộng lộ giới 25,5m.

Quy hoạch mới:

+ Đường trục Bắc Nam của Tỉnh: Từ huyện Thanh Hà sang Kim Thành qua các xã Thượng Vũ và Cổ Dũng, lên phía Bắc qua Kinh Môn, Quảng Ninh kết nối với Quốc lộ 18, quy mô đường cấp II, mặt cắt ngang 60m.

+ Trục đường Đông Tây của huyện: Từ nút giao với đường trục Bắc Nam (xã Cổ Dũng) qua các xã Tuấn Việt, Kim Xuyên, Ngũ Phúc giao với QL17B tại xã Kim Anh, rẽ 2 nhánh: nhánh thứ nhất hướng đi huyện An Lão, thành phố Hải Phòng với quy mô dự kiến đường cấp II, lộ giới 45m, nền đường 24m; Nhánh thứ hai đấu nối với QL5 tại xã Kim Liên với quy mô đường cấp III, lộ giới 45m, nền đường 12m.

+ Cải tạo mở rộng tuyến Kim Liên - Liên Hòa: Từ đường gom đường sắt HN-HP tại xã Kim Liên đi xuống phía Nam qua các xã Kim Liên, Kim Tân, Đồng Cẩm, Liên Hòa kết nối với đê sông Lạch Tray, quy mô đường cấp IV, lộ giới 32m, đoạn quy hoạch mới quy mô đường cấp III, lộ giới 45m.

+ Quy hoạch mới và mở rộng tuyến nối TP Hải Dương với TP Hải Phòng đoạn từ nút giao với trục Đông Tây huyện với KCN Tràng Duệ có quy mô cấp II, lộ giới 67m; Đoạn còn lại đi theo hướng Tây quy mô cấp III, lộ giới 45m.

+ Tuyến đi trên đê sông Rạng, sông Lạch Tray và sông Kinh Môn: quy

hoạch với quy mô đường cấp III, nền đường 25m, nền đường 15m.

+ Tuyến nối từ đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đến QL.18 đoạn

qua huyện Kim Thành, quy mô đường cấp II.

- Đường huyện: Cải tạo mở rộng các tuyến đường huyệt đạt quy mô đường cấp IV, lộ giới 32m.

- Nâng cấp cải tạo các tuyến đường xã, đường thôn.

- Giao thông tĩnh: Quy hoạch mới 02 bến xe khách, Bến xe trung tâm huyện tại xã Kim Anh 5,0ha và bến xe phía Nam huyện tại Đồng Cẩm khoảng 2,0ha.

- Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng cải tạo theo tiêu chuẩn đường điện khí hóa; Nâng cấp công suất các ga đảm bảo vận chuyển hàng hóa và hành khách.

- Giao thông đường thủy: Khai thác và phát triển hệ thống giao thông thủy

trên các tuyến sông, bố trí các bến thủy nội địa theo quy hoạch bến thủy nội địa.

c) Hệ thống cấp nước:

Tổng nhu cầu dùng nước đến năm 2030 khoảng 41.274 m3/ng.đ, đến năm

2050 khoảng 59.350 m3/ng.đ.

Nguồn nước từ các trạm cấp nước: Nâng công suất các trạm hiện có: Phú Thái, Ngũ Phúc, Kim Xuyên, Kim Đính, Thượng Vũ, Cổ Dũng, xã Lai Vu, KCN Lai Vu, Cộng Hòa, Đồng Cẩm, Kim Tân, Tam Kỳ. Quy hoạch mới 01 trạm cấp nước tại xã Liên Hòa phục vụ cho diện tích công nghiệp phía Nam huyện với công suất 5000m3/ngđ.

Nâng cấp các tuyến ống truyền tải và phân phối để đảm bảo cấp nước đủ lưu lượng, chất lượng.

d) Hệ thống thoát nước thải, rác thải và vệ sinh môi trường:

- Nước thải sinh hoạt: Xây dựng mới và hoàn thiện hệ thống thu gom và xử lý nước thải tại chỗ trong các đô thị, Khu dân cư đô thị tập trung với mật độ dân cư cao... Dự kiến thiết kế hệ thống thoát nước hỗn hợp gồm thoát nước nửa riêng cho khu dân cư đô thị hiện hữu, thoát nước riêng cho khu dân cư đô thị mới. Đối với khu vực nông thôn: Từng bước đầu tư hệ thống thu gom và tiêu thoát. Hệ thống nước thải đô thị và nông thôn được thu gom về các trạm xử lý nước thải cấp vùng diện tích khoảng 0,6-1,2ha/trạm với tổng công suất xử lý đến năm 2030 khoảng 15.000 m3/ng.đ, đến năm 2050 khoảng 23.500 m3/ng.đ; dự kiến tại 6 vị trí: phía Đông thị trấn Phú Thái, phía Bắc xã Phúc Thành, phía Bắc xã Cổ Dũng, phía Bắc xã Cộng Hòa, phía Tây xã Kim Đính và phía Bắc xã Đồng Cẩm.

- Nước thải công nghiệp và nước thải Y tế: Thu gom và xử lý riêng theo quy định.

- Rác thải sinh hoạt: Toàn bộ chất thải rắn trên địa bàn huyện Kim Thành sau khi được thu gom sẽ được vận chuyển đến Nhà máy xử lý rác thải tại xã Việt Hồng, huyện Thanh Hà.

e) Cung cấp năng lượng:

- Cấp điện: Tổng nhu cầu cấp điện đến năm 2030 khoảng 490,9 MVA; đến năm 2050 khoảng 670,9 MVA. Nguồn điện cấp cho vùng huyện Kim Thành được lấy từ mạng điện nhà máy nhiệt điện Phả Lại - Chí Linh và nhà máy nhiệt điện Phúc Thành - Kinh Môn cấp các trạm biến áp 110KV: Lai Khê (nâng công suất), Kim Thành, Kim Thành 2, Kim Thành 3, Tàu Thủy - giai đoạn 2026-2050 (quy hoạch mới).

Xây dựng các tuyến đường dây 220kV, 110kV, 35kV theo quy hoạch đảm bảo phục vụ nhu cầu của huyện.

- Các nguồn năng lượng khác: Quy hoạch hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu phù hợp với quy hoạch của tỉnh, cải tạo, mở rộng hoặc di chuyển xây mới các cửa hàng xăng dầu đảm bảo các quy định về kinh doanh và an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông đường bộ.

f) Hệ thống Viễn thông:

- Bưu chính: Duy trì số lượng bưu cục tại các trung tâm xã, thị trấn và các trung tâm đô thị. Nâng cấp thiết bị hiện đại, linh hoạt sử dụng.

- Viễn thông: Sử dụng mạng đa dịch vụ, mở rộng mang thông tin di động. Nâng cấp các tổng đài vệ tinh tại những vùng có nhu cầu dịch vụ mới. Nâng cấp các thiết bị truyền dẫn, bổ sung các tuyến cáp quang đáp ứng nhu cầu sử dụng...