Đăng nhập

Cổng thông tin điện tử Huyện Kim Thành

23/4/2023  |  English  |  中文

Xã Kim Anh

...
a- Lịch sử hình thành:

Trong thời phong kiến Pháp thuộc Kim Anh thuộc Tổng Bất Nạo là một trong 6 Tổng của huyện Kim Thành gồm 3 làng: Bất Nạo, Đồng Mỹ, Lễ Độ

Sau cách mạng tháng 8 thành công ngày 15 tháng 5 năm 1947 chi bộ Đảng đầu tiên xã Kim Quang được thành lập (tiền thân của Đảng bộ xã Kim Anh ngày nay) Năm 1996 một phần của xã Kim Anh được chia tách về thị trấn Phú Thái gồm 2 thôn Đồng Lan và Văn Chúc.

Hiện tại xã gồm 7 thôn, khu dân cư: Quyết Thắng, Tân Thành, Lễ Độ, Quang Khải, Văn Minh, Phan Chi, Đồng Mỹ. Xã Kim Anh là xã trung tâm của khu B huyện Kim Thành; Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc; dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng bộ và nhân dân Kim Anh có một chặng đường lịch sử đầy gian khổ, hy sinh nhưng đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang. Kim Anh đã đóng góp sức người, sức của cùng nhân dân cả nước đánh thắng hai đế quốc, góp phần xây dựng, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc của Tổ quốc.

Bằng tinh thần lao động cần cù, sáng tạo nhân dân đã tích cực cải tạo đồng ruộng, khai hoang phục hóa làm thủy lợi khắc phục lũ lụt, thiên tai, chính vì vậy mà đồng đất của Kim Anh đã cấy được 2 vụ lúa có năng suất cao, ngoài ra nhân dân còn trồng rau mầu cho thu nhập khá. Bên cạnh đó công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn phát triển mạnh, bắt nhịp được với xu thế thị trường khai thác được tiềm năng, lợi thế về địa lý thuận lợi nằm trên tuyến giao thông huyết mạch Hà Nội – Hải Phòng nối liền Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, cơ sở hạ tầng được đầu tư tích cực, làm cho bộ mặt nông thôn ngày thêm khởi sắc.

b- Điều kiện tự nhiên, xã hội:

Xã Kim Anh có diện tích tự nhiên 4,73 km2 với dân số 6.516, mật độ dân số trung bình 1378 người/ km2. Vị trí nằm ở phía Đông Nam huyện Kim Thành, có đường tỉnh lộ 388 chạy qua 2,5 km cách thành phố Hải Dương 20 km về phía Tây Bắc, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 24 km về phía Đông Nam. Phía Đông giáp xã Kim Khê, phía Tây giáp xã Kim xuyên, phía Nam giáp xã Ngũ Phúc, phía Bắc giáp thị trấn Phú Thái, địa bàn xã được bao bọc bởi gần 6 km sông An Thành điều tiết nước cho sản xuất nông nghiệp, bồi đắp thêm mầu mỡ cho đồng ruộng.

d. Tiềm năng phát triển kinh tế và những thành tựu nổi bật:

Vốn là một xã thuần nông, nguồn thu nhập chủ yếu của nhân dân là 2 vụ lúa, những năm gần đây phát huy thế mạnh về tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ, chợ Kim Anh là đầu mối buôn bán giao lưu thương mại hàng hóa với hầu hết các xã trong huyện ,các huyện bạn, thành phố Hải Phòng, Hải Dương. Vì nằm ở trung tâm huyện, có giao thông thuận tiện nên các doanh nghiệp trên địa bàn xã phát triển (hiện có hơn 11 doanh nghiệp chế biến, may mặc, cơ khí , vận tải...)

- Lực lượng lao động của xã khá dồi dào với hơn 4000 lao động; có 1500 lao động làm việc ở các khu công nghiệp dịch vụ ở trong và ngoài huyện. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh và đa dạng như: cơ khí, mộc dân dụng, may mặc, kinh doanh tạp hóa, xăng dầu đại lý ủy thác hàng tạp hóa. Toàn xã có hơn 500 hộ kinh doanh dịch vụ vừa và nhỏ, 70 hộ làm nghề tiểu thủ công nghiệp.

Trải qua thăng trầm của lịch sử Kim Anh từ một xã thuần nông, nghèo. Đến nay xã có những bứt phá phát triển kinh tế, chính trị xã hội với một diện mạo mới, xã đầu tư xây dựng trụ sở làm việc 3 tầng, Hội trường trung tâm văn hóa, nhà truyền thống, nghĩa trang Liệt sĩ, hệ thống trường lớp cao tầng, 3 cấp học khang trang sạch đẹp và đều đạt chuẩn Quốc gia, Trường tiểu học đạt chuẩn mức độ 2; 16 năm liền xã đạt danh hiệu tiên tiến về giao dục; đường giao thông nông thôn được bê tông hóa 100% bằng 25 km, xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế năm 2004; tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm, năm sau cao hơn năm trước; thu nhập bình quân đầu người cũng được nâng lên một cách rõ rệt năm 2010 là 9,2 triệu đồng, năm 2011 là 12,5 triệu đồng, năm 2012 là 16,5 triệu đồng, năm 2013 là 19,8 triệu đồng/người/năm. Toàn xã đã hoàn thành việc xóa nhà tranh tre vách đất, không còn hộ đói, hộ nghèo giảm mỗi năm 2%, hiện toàn xã còn 6,3% hộ nghèo; hộ khá giầu tăng. Xã có 6/7 làng đạt danh hiệu làng, KDC văn hóa, có 01 di tích Đình Đồng Mỹ được xếp hạng cấp tỉnh. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện; xã phấn đấu đến năm 2015 đạt 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; Đảng bộ và chính quyền nhiều năm liền đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh và lao động tiên tiến.

đ- Đơn vị hành chính:

Địa bàn xã được hình thành 7 thôn, khu dân cư: Thôn Quyết Thắng, Tân Thành, Lễ Độ, Quang Khải, Văn Minh, Phan Chi, Đồng Mỹ.