Đồng chí Phạm Viết Tuấn- Phó chủ tịch UBND- Chủ tịch hội đồng chủ trì hội nghị. Tham gia đánh giá lần này có 2 sản phẩm đó là Giò lụa gia truyền Duy Hoàn của hộ kinh doanh Ngô Duy Hoàn xã Kim Đính và sản phẩm Nếp Quýt Kim Thành của của HTX đầu tư dịch vụ nông sản sạch Nam Điền xã Vũ Dũng. Trong đó sản phầm Giò gia truyền được đánh giá lần đầu và sản phẩm Nếp quýt được đánh giá lại.
![](/vi-vn/2024/PublishingImages/2024.%20Danh%20gia%20SP%20OCOP.1.jpg)
![](/vi-vn/2024/PublishingImages/2024.%20Danh%20gia%20SP%20OCOP.2.jpg)
Tại hội nghị, đại diện các cơ sở sản xuất đã giới thiệu các sản phẩm của đơn vị mình từ nguồn gốc nguyên liệu, quy trình sản xuất, sản lượng, doanh thu, điểm nổi bật của sản phẩm, cách thức bán hàng,… Các thành viên trong Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của tỉnh, huyện đã đánh giá, nhận xét công tâm, khách quan đối với từng sản phẩm của cơ sở sản xuất về mức độ hoàn thiện hồ sơ, sản phẩm. Đồng thời cho ý kiến đối với sản phẩm, đưa ra các góp ý nhằm cải tiến chất lượng và định hướng phát triển cho các sản phẩm OCOP. Trong đó, hội đồng nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao chất lượng bao bì, tăng tính thẩm mỹ và mở rộng kênh phân phối để sản phẩm OCOP ngày càng tiếp cận rộng rãi hơn với người tiêu dùng. Đồng thời khuyến khích các chủ cơ sở sản xuất nghiên cứu và phát triển các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu, vừa gia tăng giá trị kinh tế, vừa bảo tồn bản sắc văn hoá độc đáo của huyện. Để các chủ cơ sở sản xuất tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp chất lượng mẫu mã bao bì, chất lượng sản phẩm trong thời gian tới, đồng thời bổ sung các tiêu chí chưa đạt cần khắc phục. Sau đó hội đồng thảo luận, chấm điểm sản phẩm theo Bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm. Kết quả, cả 2 sản phẩm đều được đề nghị UBND huyện công nhận sản phẩm đạt 3 sao.
Kết luận hội nghị, đồng chí Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Phạm Viết Tuấn đã biểu dương sự tích cực, nỗ lực của các cơ sở sản xuất trong việc đăng ký tham gia, xây dựng sản phẩm OCOP; đồng thời đề nghị ngay sau hội nghị, đối với các sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng thì các sơ sở sản xuất cần hoàn thiện các nội dung đánh giá, góp ý của hội đồng về hồ sơ, tem nhãn, nhãn hiệu… của sản phẩm.
Các sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng đã khơi dậy tiềm năng, thế mạnh về vùng nguyên liệu và sử dụng lao động đại phương. OCOP là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Trọng tâm của OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân bao gồm doanh nghiệp, hộ sản xuất và kinh tế tập thể thực hiện.